Đổ bê tông sàn là một trong những bước quan trọng trong xây dựng, quyết định đến chất lượng và độ bền của công trình. Để đảm bảo quá trình đổ bê tông diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt, trong bài viết dưới đây oaarc.vn sẽ chia sẻ đến bạn 7 Điều cần chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn nên biết nhé!
Tổng hợp những điều cần chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn
1. Kiểm tra bản vẽ thiết kế
Trước khi bắt đầu thi công, bạn cần kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế kết cấu sàn. Bản vẽ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về độ dày lớp bê tông, vị trí và mật độ cốt thép, cùng các hệ thống cấp thoát nước và điện âm sàn. Điều này giúp đảm bảo công trình được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn thiết kế.
2. Kiểm tra cốt thép, cốt pha, sàn đổ bê tông
Để đảm bảo việc đổ bê tông sàn được thực hiện hiệu quả và an toàn, cần kiểm tra kỹ lưỡng cốt thép và cốp pha. Cốt thép phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí, số lượng, loại thép, mối nối, chiều dài, đồng thời được buộc đúng theo bản vẽ thiết kế, không bị rỉ sét và đã được làm sạch. Đối với cốp pha, cần đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm: vị trí lắp đặt chính xác, độ chắc chắn, khả năng chống thấm nước và hiệu quả trong việc giữ chặt bê tông khi đầm nén.
3. Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng
Để công việc được thực hiện hiệu quả và giảm thiểu sai sót, cần chuẩn bị đầy đủ khối lượng vật tư trước khi bắt đầu. Các vật liệu như cát, đá, xi măng, sắt thép... là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình đổ bê tông sàn. Điều quan trọng là phải đảm bảo các vật liệu này đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình. Chất lượng của bê tông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu cát, đá, xi măng... không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, việc chuẩn bị vật liệu kỹ lưỡng là bước then chốt trong toàn bộ quy trình.
4. Kiểm tra máy móc, thiết bị đổ bê tông sàn
Bạn sẽ cần các thiết bị và máy móc bao gồm: máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông và máy xóa nền. Tất cả các thiết bị này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng thi công.
5. Chuẩn bị nhân lực khi đổ bê tông sàn
Cần phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng nhân sự, từ khâu trộn bê tông, đổ bê tông, đầm dùi cho đến hoàn thiện bề mặt. Sự phối hợp đồng bộ sẽ giúp quá trình thi công diễn ra suôn sẻ.
6. Tính toán độ dày sàn
Sàn bê tông chịu trách nhiệm chính là nâng đỡ và chịu toàn bộ trọng lực từ bên trên truyền xuống. Vì thế nên độ dày sàn bê tông chiếm vai trò rất quan trọng. Không những nó giúp đảm bảo sự an toàn của toàn bộ công trình mà còn hạn chế tình trạng sụt lún hay nứt vỡ của nền móng. Vì vậy cần tính toán độ dày hợp lý trước khi thực hiện công tác đổ bê tông.
7. Hệ thống cấp nước và điện
Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch để trộn và dưỡng bê tông. Đồng thời, chuẩn bị hệ thống đèn chiếu sáng nếu thi công vào ban đêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Những lưu ý khi đổ sàn bê tông cần biết
- Nên đổ liên tục tránh ngắt quãng để hạn chế mạch ngừng.
- Đầm dùi kỹ giúp loại bỏ bọt khí và đảm bảo bê tông phủ kín cốt thép.
- Sau khi đổ, cần tưới nước đều đặn để giữ ẩm, tránh hiện tượng nứt do bê tông bị khô quá nhanh. Nên giữ ẩm sàn trong ít nhất 7 ngày để tăng độ bền.
Đổ bê tông sàn là một công đoạn quan trọng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng kỹ thuật. Việc chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng sàn bê tông và tăng tuổi thọ công trình. OA Architect là đơn vị cung cấp dịch vụ khảo sát, tư vấn, thiết kế và thi công trọn gói, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, giúp bạn sở hữu ngôi nhà mơ ước. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0937 099 888 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết.
Công Ty TNHH Đội Ngũ Kiến Trúc Sư OA || OA Architect
- Website: oaarc.vn
- Hotline: 0937 099 888
- Email: contact@oaarc.vn
- Địa chỉ: 94 Duy Tân, Hải Châu, Đà Nẵng